Số hóa nhà máy

Số hóa nhà máy là một bước tiến quan trọng trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành. Với sự kết hợp của công nghệ IoT và dữ liệu đám mây, hệ thống số hóa nhà máy mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất, quản lý năng lượng và an toàn

1. Tích hợp IoT và dữ liệu đám mây

- Kết hợp IoT: Các máy móc được kết nối với mạng IoT, cho phép thu nhập và phân tích dữ liệu từ xa. Hệ thống đám mây giúp lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn từ các cảm biến, giúp doanh nghiệp dễ dàng truy cập và phân tích ở mọi nơi.
- Điều khiển từ xa qua đám mây: Nhờ vào tích hợp IoT và đám mây, các kỹ thuật viên có thể điều khiển máy móc từ xa thông qua ứng dụng hoặc giao diện web, tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong quản lý.
IoT và dữ liệu đám mây

2. Hệ thống quản lý máy móc bằng phần mềm

Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng:
•    Giám sát tiêu thụ năng lượng: EMS giúp theo dõi lượng năng lượng mà mỗi máy móc tiêu thụ từ đó tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, giảm chi phí vận hành.
•    Tối ưu hóa chi phí năng lượng: Hệ thống có thể tự động điều chỉnh hoạt động của máy móc dựa trên phân tích dữ liệu tiêu thụ, giúp giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Hệ thống giám sát và quản lý an toàn:
•    Hệ thống giám sát từ xa: Sử dụng các công nghệ như camera giám sát, cảm biến và hệ thống IoT để theo dõi liên tục môi trường làm việc, phát hiện sớm các tình huống nguy hiểm và cảnh báo cho nhân viên kịp thời.
•    Phần mềm quản lý an toàn: Sử dụng phần mềm chuyên dụng để quản lý các khía cạnh của hệ thống an toàn lao động, bao gồm lập kế hoạch đào tạo, giám sát rủi ro và theo dõi sự cố. Các phần mềm này thường tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ERP hoặc CMMS.
•    Phân tích dữ liệu an toàn: Thu thập và phân tích dữ liệu về các sự cố an toàn, tai nạn lao động và điều kiện làm việc để cải thiện các quy trình và biện pháp an toàn trong tương lai.
Hệ thống quản lý máy móc bằng phần mềm:
Hệ thống giám sát và quản lý sản xuất (MES - Manufacturing Execution System)
     •    Theo dõi quá trình sản xuất: MES cung cấp thông tin chi tiết về quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể theo dõi chặt chẽ từng bước sản xuất và phát hiện các lỗi trong quy trình.
     •    Tối ưu hóa quy trình: MES giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất bằng cách cung cấp thông tin về hiệu quả sản xuất, thời gian chết của máy móc và năng suất lao động.
Hệ thống giám sát và quản lý hiệu suất tài sản (Asset Perfornance Management - APM)
     •    Theo dõi tình trạng thiết bị: Hệ thống giám sát hiệu suất của từng máy móc và thiết bị, từ đó đưa ra các báo cáo chi tiết về tình trạng hiện tại, năng suất và các vấn đề có thể xảy ra.
     •     Phân tích tuổi thọ thiết bị: Dựa trên dữ liệu vận hành, hệ thống có thể phân tích tuổi thọ còn lại của máy móc và đưa ra khuyến nghị về bảo trì hoặc thay thế.
Hệ thống giám sát và quản lý bảo trì
     •    Quản lý bảo trì: CMMS giúp doanh nghiệp quản lý lịch bảo trì, lên kế hoạch và theo dõi tình trạng bảo dưỡng của máy móc. Các sự cố, yêu cầu bảo trì hoặc bảo dưỡng định kỳ đều được hệ thống theo dõi và tự động thông báo.
     •    Theo dõi hiệu suất máy móc: CMMS cung cấp báo cáo chi tiết về hiệu suất lao động, thời gian ngừng máy và các yếu khác liên quan đến hoạt động của máy móc.

3. Lợi ích của hệ thống giám sát và quản lý vận hành

•    Tối ưu hóa hiệu suất: Giảm thời gian ngừng máy, tăng hiệu suất máy móc và quy trình sản xuất.
•    Giảm thiểu chi phí: Tăng cường quản lý năng lượng, giảm chi phí bảo trì và ngăn ngừa sự cố tốn kém.
•    Cải thiện chất lượng sản phẩm: Theo dõi chặt chẽ quy trình sản xuất giúp giảm thiểu lỗi và cải thiện chất lượng sản phẩm.
•    Tăng cường an toàn: Giám sát liên tục giúp phát hiện sớm các nguy cơ và đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường làm việc.